Bạn thân mến !

Ngày mà Huyền rời Lào Cai, đặt chân lên Thủ đô để bắt đầu hành trình mới, Huyền đã cảm nhận sự khác biệt hoàn toàn ở nơi đây. Một thành phố nhộn nhịp, xô bồ, tấp nập nhưng kèm theo đó là nồng nặc mùi xăng xe, khói bụi và sự ô nhiễm.

Huyền đã nhận ra rằng, chúng ta không chỉ hít không khí hàng ngày, uống nước được lọc qua máy bởi toàn hóa chất, ăn những thức ăn được cho là “sạch” nhưng lại nuôi trồng cạnh nhà máy khí thải. Mà giờ đây, sự “ô nhiễm” đó đã ngấm vào từng thớ thịt, bộ phận trong cơ thể mỗi người.

Theo số liệu của Bộ Y tế, Việt Nam đang là một trong những nước có tỷ lệ ung thư tăng cao nhất trên thế giới, chiếm tới 35%. Số ca bị ngộ độc thực phẩm hàng năm trong khoảng 250 – 500, 7.000 – 10.000 người nhập viện và 100 – 200 người tử vong. Mỗi năm, Việt Nam dành 0,22% GDP chi trả cho 6 căn bệnh ung thư mà nguyên nhân chính là do thực phẩm bẩn.

Con số này có khiến bạn ngạc nhiên khi ngày nào cũng gặp những hiện trạng “bẩn” đầy rẫy ở trước mắt: Những nồi dầu đen kịt để chiên rán, một loạt phụ gia và chất tẩy công nghiệp giúp đồ ăn tươi ngon, bắt mắt hơn? Hay những bài báo phản ánh về cả làng sản xuất bánh kẹo giả, vận chuyển thực phẩm ôi thiu từ Trung Quốc?

Không ở đâu xa, bạn có dám chắc rằng những miếng thịt bò mua ở chợ là bò nguyên chất, không pha trộn? Những món đồ đông lạnh có ngày sản xuất từ cả tháng hay hàng năm trước?

Có bao giờ bạn thắc mắc những cái chân gà, lòng lợn,… được lấy ở đâu mà nhiều và rẻ đến thế?

Nghĩ về những vấn nạn đó, nỗi nhớ quê nhà càng trở nên da diết đối với Huyền. Huyền nhớ lại khoảng thời gian ở Lào Cai, nhà nào cũng trồng cả vườn rau được tưới nước từ những con suối trong vắt, chiều chiều mấy đứa trẻ lại ra ruộng bẻ ngô, đào khoai trên cánh đồng rộng thênh thang.

Vậy mà Hà Nội làm Huyền “vỡ mộng” quá, ruộng ngô thay bằng những nhà máy, xí nghiệp. Những con kênh, mương thay vì để lấy nước sinh hoạt thì giờ trở đen đúa, bốc mùi với ống nước xả làm việc hết công suất.

Huyền đi về vùng ngoại thành, cũng là những lứa rau nhỏ, vài con gà được nuôi ở vườn, nhưng hàng ngày chúng hít không khí, lấy dinh dưỡng từ đất và nước bị ô nhiễm nặng, rồi chúng ta nghĩ đó là tự nuôi trồng, tự sản xuất sạch? Vậy có gọi là vòng lặp luẩn quẩn mà chúng ta tự tạo cho chính mình?

Nếu như trước đây sáng nào ngủ dậy, trước khi đi học Huyền đều được mẹ nấu cho bữa sáng từ thịt lợn nhà nuôi, rau nhà trồng,… Thì giờ đây, công việc ở Thủ đô cuốn chúng ta đi nhanh hơn thời đại, đôi khi là ăn tạm một cái bánh mì đóng gói, hay bát phở toàn mì chính nhưng cũng “tặc lưỡi” không sao đâu.

Chiều về cũng là những buổi đi ăn cùng đồng nghiệp, bạn bè tại những quán nướng, những món chiên rán mà chính chúng ta không thể biết được nguyên liệu được nhập từ đâu mà “Sao rẻ thế?”, “Sao tẩm ướp ngon thế?”, hôm nào xui thì ăn phải lá rau ôi, gắp phải con mực toàn mùi thuốc tẩy. Nhưng vẫn “tặc lưỡi” không sao đâu.

Có phải bạn cũng rất nhiều lần muốn tìm cho mình những nguồn nguyên liệu, thức ăn sạch đúng nghĩa: Sạch từ khâu nuôi trồng, sản xuất, xanh từ khâu đóng gói, vận chuyển?

Bản thân Huyền cũng trăn trở ngày đêm về những thực phẩm lý tưởng như vậy. Là một người con của núi rừng Tây Bắc, trong thâm tâm Huyền luôn hướng về nơi đây. Nơi núi rừng hòa mình với thiên nhiên, nơi bản làng vẫn chưa bị nhà máy hóa chất khai phá, nơi con người hòa đồng, thân thiện và gần gũi biết bao.

Ký ức tuổi thơ của Huyền là những miếng thịt trâu treo lơ lửng trong bếp, những hạt gia vị lấy từ chính cây trồng ở bản, những ngọn rau xanh mướt với vị “ngọt” rất riêng. Từ bà, từ mẹ đến những người con Tây Bắc đều lấy nước sinh hoạt từ một con suối chảy quanh năm, và họ chẳng cần máy lọc nước, máy lọc không khí, bởi xung quanh đất trời là món quà mà thiên nhiên ban tặng. Họ hưởng thụ cuộc sống theo cách xanh và sạch nhất.

Lý tưởng đã thôi thúc Huyền quyết tâm mang những “món quà quý giá từ thiên nhiên” đó về dưới xuôi, về cho đồng nghiệp, bạn bè, và giờ đây là về tận tay những người muốn cứu lấy bản thân và Trái Đất tránh xa khỏi thực phẩm bẩn.

Huho Food ra đời là kết quả của quá trình tìm tòi nguồn nguyên liệu thuần tự nhiên, quy trình nuôi trồng, sản xuất đạt chuẩn hữu cơ và quy cách đóng gói không gây ô nhiễm môi trường, đảm bảo chúng ta đều đang công bằng với thiên nhiên, và Trái Đất sẽ gửi lại “Món quà quý giá từ thiên nhiên” đúng như tên gọi ấy.

Bạn và Huho Food hãy chung tay đẩy lùi căn bệnh thế kỷ, nói “không” với thực phẩm bẩn, và chúng ta sẽ nhận ra mẹ thiên nhiên đang dang rộng vòng tay ôm lấy tất cả những ai có chung lý tưởng về thực phẩm xanh.

HuHo Food – Món Quà Quý Giá Từ Thiên Nhiên